Động Thổ, đổ móng, Thượng Lương
Đến khi Nhập Trạch cát tường viên thông.
Ơn nhờ hồng đức Tổ Tông
Tấn Tần như ý, vợ chồng hoan hân.
_________________________________
禮 新 家 入 宅 尊 設 爐 香
• 信 主 黎 青 松
Chú thích:
• Lễ Động Thổ (禮 動 土): Sau khi gia chủ chọn được ngày lành tháng tốt sẽ tiến hành lễ động thổ để cúng báo cho Thần Linh, Tổ Tiên và Thổ Thần, Thổ Địa mong cầu cho quá trình xây nhà được thuận lợi, suôn sẻ. Động thổ từ lâu đã trở thành nghi lễ không thể thiếu trong việc xây dựng nhà hay các công trình lớn nhỏ. Sau khi làm lễ xong gia chủ sẽ cuốc phát đất đầu tiên vào các cung tốt (chứ không phải cuốc vào cả 5 phương) để trình với Thổ Thần xin phép được động thổ, sau đó mới cho công nhân đào móng đi vào xây dựng.
• Lễ Thượng Lương (禮 上 樑): Hay còn gọi là Lễ Cất Nóc, Lễ Cái Ốc, đây là một trong những nghi lễ bắt buộc khi xây nhà, hay các công trình lớn được chủ đầu tư rất xem trọng. Nhằm muốn công trình xây cất được thuận lợi và gia chủ sinh sống trong ngôi nhà này gặp được nhiều may mắn. Vì nóc là bộ phận che chắn cả căn nhà, không có nóc không gọi là nhà được nên khi cất nóc làm nhà gia chủ cũng cần chọn ngày lành tháng tốt, giờ tốt, hợp tuổi, hợp mệnh để mong suôn sẻ, không xảy ra sai sót nào và tránh vận hạn sẽ ập tới khi làm nhà.
• Lễ Nhập Trạch (禮 入 宅): Nhập trạch trong Hán Việt có nghĩa là vào nhà, hiểu đơn giản nhập trạch có nghĩa là dọn vào nhà mới. Làm lễ nhập trạch là nghi lễ báo cáo việc ngôi nhà đã được làm xong và tạ ơn Thần Linh đã phù hộ trong suốt quá trình làm nhà. Đây là nghi thức được coi là quan trọng từ xưa đến nay, mỗi gia đình nào khi chuyển vào nhà mới đều phải thực hiện nghi lễ này.
• Tấn Tần Như Ý (晉 秦 如 意): Xuất phát từ câu thành ngữ “Tấn Tần chi hảo”. Câu thành ngữ này dùng để nói về tình thông gia hữu hảo giữa hai nước Tấn và nước Tần thời Xuân Thu chiến quốc. Nhưng sau này người ta thường dùng để chỉ về tình nghĩa vợ chồng trong hôn nhân
Tìm hiểu nhiều hơn các buổi lễ Thầy cúng Hà Nội Đạo Trung tại: